Tháng 3/2020, McKinsey đã đưa ra bản đánh giá chi tiết về những kịch bản có thể diễn ra của đại dịch viêm phổi cấp do coronavirus (search từ khóa: McKinsey + Covid19: Implications for Business). Với những diễn biến còn đang rất khó lường ở châu Âu, Hoa Kỳ, chưa biết đến khi nào các nước mới mở cửa giao thương trở lại.

Khi khủng hoảng, mọi thứ đều khó khăn hơn. Gia đình bạn (hoặc bạn) dự định 1 khoản ngân sách 600 - 800 triệu để bạn đi du học vào cuối năm nay. Nhưng vì dịch bệnh, giảm lương, giảm thu nhập (với các bạn có gia đình kinh doanh còn phải dồn tiền để doanh nghiệp sống sót); tập trung chủ yếu cho thực phẩm và sức khỏe. Các trường tư thục cấp nhiều học bổng ở nước ngoài cũng sẽ áp dụng chính sách chặt chẽ hơn trong việc cấp học bổng (từ 50% trở lên). Kế hoạch du học của bạn sau khi hết dịch, vì thế cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn.

Cá nhân mình vẫn khuyên các bạn học viên hiện tại: hồ sơ xong rồi, năm nay cứ apply đi để test khả năng thành công cũng được. Còn thực sự thì nên làm việc tiếp để năm sau đi. 2020 còn nhiều gian nan.

Thay vì chờ số phận của mình bị quyết định bởi các yếu tố khách quan (thậm chí là bị vùi dập), bạn có thể làm những gì để tăng khả năng cạnh tranh của bản thân ngay trong đợt dịch?

1. Nghiên cứu ngành nghề

Thay vì chỉ chơi game, đọc truyện trong kỳ nghỉ dài (và học ở nhà), các bạn có thể nghiên cứu sâu về các ngành / nghề để tự tìm con đường phát triển của bản thân từ trước khi quyết định chọn theo đuổi. Khuyến khích “cày” thật nhiều tài liệu (text, blog, video, infographic) về: sự phát triển của ngành / nghề, tiềm năng, ứng dụng công nghệ trong ngành nghề, các doanh nghiệp hàng đầu, công việc hàng ngày,...

Không chỉ giúp bạn tìm được những từ khóa mình hứng thú về ngành / nghề, công việc này còn giúp bạn rất nhiều trong việc triển khai dự án nêu tại điểm 4 dưới đây)

Nguồn thông tin: search google, medium.com (trang blog do chính các chuyên gia trong ngành chia sẻ), khan academy (xem các bài giảng về ngành / nghề qua video), coursera, edX,...

2. Xây dựng hình ảnh bản thân “cá biệt hóa”

Một bạn mentor trong team ella mình được mời làm việc ở The New York Times (văn phòng tại Pháp) vì CV của bạn ấy thiết kế công phu y hệt trang nhất của tạp chí.

Một bạn mentee khác của mình học kỳ 3 chương trình Thạc sỹ Kinh tế ở ĐH Siegen, Đức, nhận được offer letter làm việc ở eBay, Zalando nhờ nỗ lực cực kỳ đặc biệt: sinh viên quốc tế duy nhất nằm trong top 5 của khoa.

Bạn đã thấy những “trường hợp đặc biệt” có sức lan tỏa mạnh mẽ như thế nào: thày giáo vẽ mindmap gồm tranh và các ý chính trong các tác phẩm văn học; nam sinh cấp 3 vẽ lại các tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”, “Sóng”,... bằng tranh

Khi bạn có bất kỳ điểm mạnh cá nhân nào, hãy thể hiện nó để tạo dấu ấn. Các trường đại học có thứ hạng càng cao, số lượng hồ sơ nộp càng nhiều, càng rất ưa thích những tài năng cá biệt hóa.

Ngại gì tranh thủ đợt nghỉ dài mà thể hiện nhỉ

3. Đọc sách

Thay vì ngày nào lên mạng cũng chỉ đọc tin tức, xem tình hình dịch bệnh (fking truth là đọc tin tức rất mất thời gian, vì công nghệ bây giờ gợi ý 1 loạt tin tức liên quan rất chuẩn, càng đọc càng cuốn), bạn có thể đọc sách (online, offline) để suy nghĩ tích cực.

Sách rất nhiều, nhưng hãy tìm theo những từ khóa, ebook mà bạn thích, hoặc đặt mua.

Đại học Cambridge chính thức cho truy nhập miễn phí thư viện sách khổng lồ bao gồm hơn 700 textbook đại học đủ các ngành, cập nhật thông tin để các bạn có thể tìm (họ sẽ đóng truy nhập miễn phí vào cuối tháng 5)

4. Triển khai các dự án trường (sẽ) thích

Các trường càng xịn càng muốn học viên mình chọn, không COCC, không tài năng, thì cũng có khả năng truyền cảm hứng và trở thành ambassador của trường.

Kinh nghiệm của bản thân mình, các bạn nên nghiên cứu thật kỹ để xây dựng 1 bản kế hoạch thúc đẩy truyền thông - tuyển sinh cho trường 1 cách tốt nhất có thể. Và cao thủ hơn nữa, có luôn sản phẩm hiện hữu thì càng tốt.

Chẳng hạn như: 1 cộng đồng 1,000 người hứng thú và tìm hiểu thông tin về học tập tại trường X; 20 content thu hút gần 1,000 lượt tương tác về trường Y,...

Với tư tưởng hơn 30 trường đại học lớn mình đã từng làm việc / hỗ trợ, họ rất thích và thường xuyên có những học bổng đặc biệt cho nhóm “Active Student”, vì đó là một trong những nhân tố chính tạo thành vòng xoáy lên cao, càng ngày giúp trường càng tuyển sinh được nhiều học viên tài năng hơn.

Mình đang dư định mở 1 chương trình apprentice nho nhỏ (đào tạo kết hợp thực tập sinh) cho 3 - 5 bạn (học sinh lớp 12, sinh viên đều được) đang có dự định du học trường xịn với ngân sách <400 triệu (có học bổng hay không). Mình sẽ hướng dẫn từ A-Z bao gồm: research trường và cơ hội làm việc, đánh giá thứ tự ưu tiên, lên kế hoạch, hoàn thiện hồ sơ, apply,... cho đến khi được nhận thì thôi. Nhiều bạn mentee mình đã hỗ trợ từ trước đến nay theo học tại các trường top 500 worldwide như Uni of Wisconsin, Purdue Uni, Leipzig Uni, Siegen Uni,...

Các bạn cũng sẽ được giao luôn case triển khai thực tế là 1 phần việc trong 2 dự án team mình đang hỗ trợ 2 trường: ĐH Phú Xuân (top 5 ĐH tư thục khu vực miền Trung), VNUK (Viện Nghiên cứu Việt - Anh, đơn vị tổ chức thi IELTS khu vực miền Trung, trực thuộc ĐH Đà Nẵng).

1 chiến dịch 6 tháng tạo độ phủ brand tới hơn 1 triệu người, hỗ trợ tuyển sinh 1000+ học viên, sẽ là 1 portfolio không hề tồi cho hồ sơ apply học bổng hoặc apply trường xịn đâu nhỉ :)

Gửi mình 1 email nêu dự định du học, mong muốn tham gia, kèm CV qua [email protected] nhé.

Nguyen Trong Duy
Nguyen Trong Duy
Thạc sỹ QTKD ĐH Leipzig – Đức. 10 năm kinh nghiệm ngành giáo dục (MOET, TOPICA). Đã hỗ trợ 20+ học viên du học thành công tại các trường ĐH top 4% toàn cầu